Tên của các pha Mặt Trăng Pha_Mặt_Trăng

Các pha của Mặt Trăng nhìn từ Bắc bán cầu. Khi nhìn từ Nam bán cầu mỗi pha sẽ quay ngược 180°. Phần trên của hình vẽ không theo tỷ lệ, với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng xa hơn nhiều.

Tên các pha của Mặt Trăng theo thứ tự như sau (có 8 pha của Mặt Trăng[3]):

PhaBắc bán cầuNam bán cầuThời điểm nhìn thấyThời gian lên đến đỉnh điểm
(trung bình của pha)
1-Trăng mới
(Sóc)
Không nhìn thấy, theo quy ước là trăng lưỡi liềm nhìn thấy lần đầu tiênSau khi Mặt Trời lặn12g
2-Trăng lưỡi liềm đầu tháng
(Trăng non)
Phải, nhìn thấy 1–49%Trái, nhìn thấy 1–49%Buổi chiều và sau lúc chạng vạng15h
3-Bán nguyệt đầu tháng
(Trăng thượng huyền)
Phải, nhìn thấy 50%Trái, nhìn thấy 50%Buổi chiều và sớm ban đêm18h
4-Trăng khuyết đầu tháng
(Trăng trương huyền tròn dần)
Phải, nhìn thấy 51–99%Trái, nhìn thấy 51–99%Cuối buổi chiều và cả đêm21h
5-Trăng tròn
(Vọng, hay Trăng rằm)
Nhìn thấy toàn bộNhìn thấy toàn bộNhìn thấy cả đêm0h
6-Trăng khuyết cuối tháng
(Trăng trương huyền khuyết dần)
Trái, nhìn thấy 51–99%Phải, nhìn thấy 51–99%Cả đêm và sáng sớm3h
7-Bán nguyệt cuối tháng
(Trăng hạ huyền)
Trái, nhìn thấy 50%Phải, nhìn thấy 50%Cuối ban đêm và buổi sáng6h
8-Trăng lưỡi liềm cuối tháng
(Trăng tàn, trăng xế)
Trái, nhìn thấy 1–49%Phải, nhìn thấy 1–49%Trước bình minh và buổi sáng9h
9-Trăng tối
(Không trăng)
Không nhìn thấy, theo quy ước là trăng lưỡi liềm nhìn thấy lần cuốiTrước khi Mặt Trời mọc12h
Trăng lưỡi liềm cuối tháng ở Frontignan, Pháp.

Khi Mặt Trời và Mặt Trăng sắp hàng nằm về cùng một phía so với Trái Đất, thì Mặt Trăng là "mới" và không nhìn thấy được phần Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. Khi Mặt Trăng tròn dần (diện tích bề mặt của nó được chiếu sáng tăng lên khi nhìn từ Trái Đất), các pha của nó bắt đầu từ trăng mới, trăng lưỡi liềm, bán nguyệt đầu tháng, trăng khuyết, trăng tròn, sau đó lại là trăng khuyết, bán nguyệt cuối tháng, trăng lưỡi liềm và không trăng (bắt đầu trăng non). Nửa vầng trăng thường nhắc đến bán nguyệt đầu tháng (trăng thượng huyền) hoặc bán nguyệt cuối tháng (trăng hạ huyền). Thuật ngữ tuần trăng (thượng tuần, trung tuần và hạ tuần) là để chỉ sự kéo dài của chu kỳ pha Mặt Trăng.

Khi một hình cầu được chiếu sáng trên bán cầu của nó và nhìn nó dưới một góc, tỉ lệ diện tích được chiếu sáng được trông thấy sẽ là một hình hai chiều xác định bởi giao của một hình eliphình tròn (trong đó trục lớn của elip bằng đường kính của đường tròn). Nếu một nửa elip ghép lồi với một nửa hình tròn thì hình thu được là hình tròn khuyết (phình ra ngoài), trong khi nếu một nửa elip ghép lõm với một nửa hình tròn thì hình thu được là hình lưỡi liềm. Khi Trăng lưỡi liềm xuất hiện, hiện tượng địa chiếu [cần dẫn nguồn] có thể xảy ra, theo đó phần tối của Mặt Trăng phản xạ hơi mờ ánh sáng từ Trái Đất.

Bắc bán cầu, nếu phần bên trái của Mặt Trăng là tối thì phần được chiếu sáng sẽ tăng diện tích lên trong tháng, và Mặt Trăng được gọi là tròn dần (chuyển dịch dần về phía trăng tròn). Nếu phần phải của Mặt Trăng là tối thì phần được chiếu sáng sẽ giảm dần diện tích, và Mặt Trăng được gọi là khuyết dần (chuyển dịch dần về phía trăng mới). Giả sử rằng vị trí chúng ta quan sát ở Bắc bán cầu, phần bên phải của Mặt Trăng luôn luôn tăng lên (tức là nếu phần bên phải đang là tối, thì Mặt Trăng sẽ trở lên tối dần, nếu phần bên phải của Mặt Trăng sáng, thì Mặt Trăng đang sáng dần lên).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pha_Mặt_Trăng http://www.farmersalmanac.com/astronomy/fullmoonna... http://answers.google.com/answers/threadview?id=72... http://www.moonphaseinfo.com/ http://www.netaxs.com/~mhmyers/dnunder.html http://www.netaxs.com/~mhmyers/moon.tn.html http://www.quia.com/rd/11412.html?AP_rand=52113136... http://runbasichosting.com:8014/seaside/go/runbasi... http://www.youtube.com/watch?v=0vXWXqGmPCk&feature... http://facstaff.gpc.edu/~pgore/astronomy/astr101/m... http://starchild.gsfc.nasa.gov/docs/StarChild/sola...